Nhiên liệu

Technology

Fashion

Recent Posts

Xăng sinh học E5 liệu có làm giảm tuổi thọ động cơ ?

Add Comment
     Hiện nay, Xăng sinh học E5 đang được sử dụng rất phổ biến trên thị trường. Đi đến hầu hết cây xăng nào chúng ta cũng đều có thể thấy bán xăng E5, A92, A95. dầu Diesel,...Vậy xăng E5 có những thành phần gì ? Khác biệt gì so với xăng A92, A95 và sử dụng xăng E5 có làm giảm tuổi thọ động cơ hay không. Viet Automobile sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc này.

Xăng E5 có gây hại cho động cơ không ???

     1. Xăng E5 là gì ? Có lợi ích như thế nào đối với môi trường sống ? 

  • Xăng E5 là bản chất là xăng A92 thông thường nhưng có pha 5% Ethanol khan (cồn sinh học, có thể nguyên chất đến 99,5% - hoàn toàn khác với rượu thông thường).
  • Ethanol có vai trò như một chất phụ gia thay thế phụ gia chứa chì (trước đây được sử dụng để giảm hiện tượng kích nổ nhưng đã ngừng sử dụng ), loại cồn này có trị số Octan cao hơn so với xăng A92, làm tăng tính chống kích nổ của xăng.
  • Ý nghĩa : giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng có sẵn đang dần cạn kiệt, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập nước ngoài với chi phí đắt đỏ. Đặc biệt, khi sản xuất Ethanol sinh ra khí CO2 rất cần thiết cho quá trình quang hợp của cây cối.(Hiện nay có khá nhiều dự án nuôi trồng cây cạnh nhà máy sản xuất Ethanol có tác dụng làm giảm phát thải những chất độc hại ra môi trường).
  • Các tài liệu trong và ngoài nước đều khẳng định, xăng sinh học có tác dụng làm giảm phát thải khí CO từ 20-30% (đây là chất rất độc, 1 trong những thành phần gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính).

     2. Xăng E5 có làm giảm tuổi thọ động cơ hay không ? 

      Gần đây, có nhiều ý kiến trái chiều về việc dùng xăng E5 cho động cơ làm cho động cơ ì ạch, máy yếu hơn bình thường, đặc biệt là với các loại xe sử dụng chế hòa khí.Hãy cùng phân tích:
  • Thứ nhất, cồn Ethanol có tính hút ẩm mạnh hơn xăng rất nhiều, gây ra hiện tượng đọng nước hoặc hiện tượng tách lớp bên trong bình xăng sẽ làm giấy bên trong lọc xăng thông thường phồng lên gây tắc đường dẫn, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ, đặc biệt là vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp. Với xe dùng chế hòa khí, với chủ yếu là kết cấu cơ khí thì tỉ lệ pha trộn không chính xác sẽ càng tăng lên. 
  • Thứ hai, cồn sỉnh ra năng lượng ít hơn tới 34-35% so với nhiên liệu không phá trộn (Theo VnMedia).

     3. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho phù hợp ?

     Một thông số quan trọng khi lựa chọn nhiên liệu đó là tỉ số nén động cơ, lựa chọn loại nhiên liệu phù hợp với tỉ số nén sẽ giúp tiết kiệm và đạt hiệu năng cao nhất. Cụ thể hơn, những loại xe có tỉ số nén dưới 9,5:1 thì nên sử dụng xăng A92, lớn hơn 9,5:1 thì sử dụng A95. 
  • Nếu sử dụng xăng A95 cho xe có tỉ số nén dưới 9,5:1 (như Honda Wave,..) sẽ gây ra hiện tượng đóng cặn do nhiên liệu chưa cháy hết khiến máy nhanh hỏng.
  • Ngược lại, nếu sử dụng A92 cho xe có tỉ số nén lớn hơn 9,5:1 (như Honda AirBlade, Lead,... )sẽ gây ra hiện tượng kích nổ do xăng A92 cháy cục bộ khi bugi chưa đánh lửa. Gây ra hao năng lượng, làm giảm công suất động cơ.
Bảng lựa chọn loại xăng với một số dòng xe máy phổ biến
Bảng lựa chọn loại xăng với một số dòng xe máy phổ biến

[InfoGraphic] Phân biệt các dòng xe phố biến tại Việt Nam hiện nay ?

2 Comments
        Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại xe với hình dáng, kích thước, mục đích sử dụng khác nhau. Chúng ta biết Fortuner. biết FORD RANGER hay rất nhiều các tên tuổi khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ chúng thuộc dòng Sedan. SUV. Crossover hay dòng nào đó, phù hợp trong điều kiện sử dụng như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua sơ đồ sau đây....



Viet Automobile

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính và tác hại ???

Add Comment
     Trong môi trường, dưới tác dụng của nhiệt độ và ánh sáng sẽ xảy ra các phản ứng hóa học phân giải các chất độc hại. Một số thành phần hòa tan vào nước, theo nước mưa rơi xuống làm ô nhiễm đất, nguồn nước cũng như xâm hại thảm thực vật. Bên cạnh các chất phân giải nhanh thì cũng có một số chất phân giải rất chậm như CO2, CHvới nồng độ tích tụ ngày càng lớn, gây ảnh hưởng đến khí hậu của trái đất thông qua hiệu ứng nhà kính.

HIỆN TƯỢNG HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
       Đối với khí hậu, các chất độc hại phả hủy dần dần tầng Ozon (được coi như tấm áo che chắn giảm thiểu tác hại của tia cực tím và tia vũ trụ với trái đất). Ngoài ra, một số chất độc hại gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi nhanh chóng khí hậu trái đất.

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì ? 

Tầng khí quyển dày khoảng 16km, trên đó cho đến khoảng 50km là tầng bình lưu. Trong tầng bình lưu, có các chất khí điển hình như CO2, CH4, N2O, O3, CFC11, CFC12,... (CFC11, CFC12 là những hợp chất của clo, flo và hydrocacbon dùng làm dung môi máy lạnh). Những chất khí kể trên cho tia mặt trời (sóng ngắn) đi qua và chiếu xuống bề mặt trái đất. Tại đây, một phần năng lượng biến thành nhiệt và phản xạ lên tầng bình lưu ở dạng tia nhiệt (sóng dài). Khi gặp các chất khí nêu trên, tia nhiệt bị hấp thụ và phản xạ lại. Hiện tượng trên gọi là hiệu ứng nhà kính.



      Do hoạt động công nghiệp của con người ngày càng gia tăng nên tốc độ tích tụ các khí nhà kính trong tầng bình lưu ngày một lớn hơn tốc độ phân hủy tự nhiên của chúng. Hậu quả là khí hậu trái đất ngày càng biến đổi nhanh chóng, cụ thể là nhiệt độ trung bình tăng lên 0,7 độ C trong vòng 100 năm qua. Theo dự đoán, nhiệt độ trung bình sẽ tăng 1,5 đến 4 độ C trong vòng 50 năm tới với tốc độ tiêu thụ năng lượng (đồng nghĩa với tốc độ phát thải CO2 vào tầng bình lưu ) như hiện nay.

     Để giảm thiểu phát thải COcó thể áp dụng (trong lĩnh vực động cơ đốt trong) các biện pháp sau:

  • Gia tăng số lượng cây xanh, thực hiện chu trình năng lượng tái sinh: cây hấp thụ CO2 và quang hợp   => sản xuất dầu thực vật => đốt cháy trong động cơ sinh công => thải ra CO2=> cây hấp thụ CO2 và quang hợp.
  • Sử dụng động cơ có hiệu suất cao, tiêu thụ ít nhiên liệu .
  • Thay thế nhiên liệu có nguồn gốc dầu mỏ như xăng, dầu bằng nhiên liệu có nguồn gốc thực vật, methanol, ethanol (xăng E5 chứa 5% etanol và 95% xăng Ron 92 không chì ).













Các chất độc hại trong khí thải ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể ?

Add Comment
       Quá trình cháy (oxy hóa nhiên liệu) trong động cơ đốt trong giải phóng nhiệt năng, diễn ra theo cơ chế hết sức phức tạp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những sản phẩm cuối cùng của quá trình cháy và ảnh hưởng của các chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người (có thể gây ung thư).

khí thải động cơ đốt trong

  • Sản phẩm cháy gồm những thành phần chủ yếu:

      CO, H20, H2, CO, O2 dư, -CHO (andehyt), HC (hydrocacbon- có trong nhiên liệu, dầu bôi trơn chưa cháy hết), NOX, P-M (particulate matter- các chất thải dạng hạt), các hợp chất chứa chì (đối với các động cơ dùng xăng pha chì), các hợp chất chứa lưu huỳnh (chủ yếu với động cơ Diesel).

  • Các chất độc hại ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người: 

- CO : là sản phẩm của quá trình cháy thiếu oxy, không màu, không mùi, là chất rất độc, khi kết hợp với sắt có trong sắc tố máu làm giảm khả năng cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể, chỉ 1 hàm lượng nhỏ có thể gây tử vong. (tương tự như khi ủ than ở trong nhà đóng cửa kín).
- HC : có rất nhiều loại, có những thành phần không gây hại như parafin, naphtalin. Trái lại, các Hydrocacbon thơm rất độc (có nhân benzen có thể gây ung thư).Khi đưa ra tiêu chuẩn về môi trường, người ta chỉ đưa ra thành phần hydrocacbon tổng cộng trong khí thải (TH - Total Hydrocacbon). HC tồn tại trong khí quyển gây sương mù, gây hại cho mắt và niêm mạc đường hô hấp
NOx: sản phẩm oxy hóa Nitơ có trong không khí ở điều kiện nhiệt độ cao. Chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau (do nitơ có nhiều hóa trị), trong khí thải tồn tại chủ yếu ở 2 dạng là NO2, NO (thành phần chủ yếu) gây hại cho các hoạt động của phổi, gây tổn thương niêm mạc.  
Andehyt : có mùi gắt, gây tê, 1 số loại andehyt có thể gây ung thư.
Chì : rất độc đối với tế bào sống, làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng hấp thụ oxy trong máu, gây ung thư.
SO: mùi gắt, gây tác hại đối với niêm mạc.
- P-M : như các chất phụ gia dầu bôi trơn, các hạt và vẩy tróc do mài mòn,...gây tác hại với đường hô hấp, gây sương mù, ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt.
CO: không độc với cơ thể con người nhưng nồng độ quá lớn sẽ gây ngạt. Ngoài ra, đây còn là thủ phạm chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

[Tiếng Anh chuyên ngành] - Hệ thống Turbo tăng áp

Add Comment

hệ thống turbo tăng áp
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống turbo tăng áp
  1. Pressure Regulator : Bộ điều áp nhiên liệu
  2. Cylinder Head : Nắp quy lát
  3. Fuel Rail : Ống chia nhiên liệu (Ống sáo)
  4. Instake Manifold : Cổ hút
  5. Intake Pipe : Đường ống nạp
  6. Intercooler : Két làm mát khí nạp tăng áp (trước khi vào buồng đốt)
  7. Motor Mount : Cao su chân máy
  8. Charge Pipe : Ống nạp tăng áp
  9. Wastergate Actuator : Van điều khiển khí xả
  10. Turbo Charge : Tua bin tăng áp khí nạp
  11. Down Pipe : Ống xả
  12. Distributor : Bộ chia điện
  13. Piston : Pít-tông
  14. Valve : Xu-páp
  15. Valve Cover ; Nắp đậy xu páp

Nguồn : Tham khảo OBD Việt Nam

[Tiếng Anh chuyên ngành] - Các bộ phận cơ bản trên động cơ đốt trong (Internal Combustion Engine)

Add Comment


  1. Oil Drain Plugin : Ốc xả nhớt
  2. Pulley : Puli
  3. Fan Belt : Dây da
  4. Water Pump : Bơm nước
  5. Fan : Quạt gió
  6. Alternator : Máy phát điện
  7. Distributor : Bộ chia điện
  8. Valve Spring : Lò xo van
  9. Gas Pump : Bơm nhiên liệu
  10. Gas Line : Đường nhiên liệu
  11. Filter Hole : Lỗ lọc
  12. PVC Hose : Ống dẫn nước bằng nhựa PVC (Poly-vinyl-clorua)
  13. Cylinder head Cover : Nắp xy lanh
  14. Spark-plug cable : Dây cao áp
  15. Spark-plug cover : Nắp chụp bugi
  16. Spark-plug : Bugi đánh lửa
  17. Exhaust Manifold : Ống góp xả
  18. Dip Stick : Que thăm dầu
  19. Flywheel : Bánh đà

Nguồn : Tham khảo OBD Việt Nam

Lốp xe hơi thông thường cấu tạo như thế nào ?

Add Comment

     Lốp xe là một yếu tố tưởng chừng đơn giản nhưng lại cực kì quan trọng đối với 1 chiếc xe hơi. Vì thế, việc lựa chọn một loại lốp phù hợp sẽ giúp duy trì khả năng vận hành, tuổi thọ của xe và điều quan trọng nhất là sự an toàn của người ngồi trên xe. Vậy, một chiếc lốp ô tô thông thường được cấu tạo như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Các thành phần của lốp xe hơi thông thường
Các thành phần của lốp xe hơi thông thường

  • Tanh lốp: Giúp kẹp lốp xe vào trong vành (mâm) xe một cách chắc chắn.
  • Hông lốp: Bộ phận bảo vệ lốp tránh những tác động của đá, đất cát trên đường va vào. Đây cũng là nơi được ghi chú rất nhiều thông số quan trọng của lốp xe.
  • Lớp cao su làm kín khí: Một thành phần quan trọng của lốp không săm. Thường được làm từ cao su tổng hợp, hoàn toàn chống thấm nước.
  • Lớp bố thép: chế tạo từ thép dạng sợi mảnh, dệt bên trong cao su. Đây là thành phần tạo nên sức bền cho lốp xe.
  • Lớp bố đỉnh: Là lớp đế vững chắc cho gai lốp, giúp giảm lượng tiêu hao nhiên liệu. Lốp bố đỉnh cũng cung cấp độ ổn định ly tâm và ổn định dọc cho lốp xe, đồng thời giúp lốp có đủ độ uốn cong để vận hành một cách thoải mái nhất.
  • Gai lốp: Đảm bảo độ bám đường của xe tại nhiều điều kiện đường sá, thời tiết khác nhau. Gai lốp tiêu chuẩn phải đảm bảo chống mài mòn và chịu nhiệt tốt do đây là thành phần chịu ma sát rất lớn trong quá trình xe vận hành.

     Mỗi loại lốp xe đều được thiết kế dành cho từng loại xe, tương ứng với từng điều kiện hoạt động khác nhau. Tất cả các tính chất đều phụ thuộc vào chiếc lốp được sản xuất như thế nào. Tựu chung, các nhà sản xuất đều hướng tới mục tiêu tạo ra những chiếc lốp giúp tối đa hóa hiệu suất vận hành của xe, giúp hành khách thoải mái, an toàn và tiết kiệm lượng nhiên liệu tiêu thụ.

Nguồn : Tham khảo tinhte.vn

[Tiếng Anh chuyên ngành] - 17 hộp điều khiển điện tử thông minh trên Ô tô

Add Comment
Hình ảnh ô tô thông minh
Hình ảnh ô tô thông minh

Các bài viết liên quan:
  1. Adaptive Cruise Control : Hệ thống kiếm soát hành trình.
  2. Electronic Beaking System : Hệ thống phanh điện tử.
  3. Sensor Cluster : Cảm biến ly hợp.
  4. Gateway Data Transmitter : Hộp trung tâm.
  5. Force Feedback Accelerator Pedal : Bộ nhận biết bàn đạp ga.
  6. Door Control Unit : Bộ điều khiển cửa sổ trời
  7. Reversible Seatbelt Pretensioner : Bộ căng dây đai
  8. Seat Control Unit : Bộ điều khiển ghế ngồi
  9. Breaks : Phanh
  10. Closing Velocity Sensor : Cảm biến
  11. Side Sattllites : Cảm biến va chạm thân xe
  12. Upfront Sensor : Cảm biến va chạm phía trước
  13. Airbag Control Unit : Hệ thống túi khí
  14. Camera System : Hệ thống Camera
  15. Front Camera System : Hệ thống Camera trước
  16. Electronically Controlled Steering : Hệ thống điều khiển lái điện
Mọi ý kiến đóng góp và bình luận vui lòng comment bên dưới.Xin chân thành cảm ơn !





Nguồn : Tham khảo OBD Việt Nam

[Tiếng Anh chuyên ngành] - Các hệ thống cơ bản trên Ô tô

1 Comment
Tiếp tục với Series tiếng Anh chuyên ngành, sau đây VietAutomobile xin chia sẻ 14 hệ thống cơ bản trên Ô tô, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Nên xem[Tiếng Anh chuyên ngành] - Các cảm biến trên Ô tô hiện đại
Các hệ thống cơ bản trên ô tô
  1. Steering System : Hệ thống lái
  2. Ignition System : Hệ thống đánh lửa
  3. Engine Components : Linh kiện trong động cơ
  4. Lubrication System : Hệ thống bôi trơn
  5. Fuel Supply System : Hệ thông cung cấp nhiên liệu
  6. Breaking System : Hệ thống phanh
  7. Safety System : Hệ thống an toàn
  8. A/C System : Hệ thống điều hòa
  9. Auto Sensors : Hệ thống các cảm biến trên xe
  10. Suspension System : Hệ thống treo
  11. Electrical System : Hệ thống điện
  12. Starting System : Hệ thống khởi động
  13. Transmission System : Hệ thống hộp số
  14. Exhaust System : Hệ thống khí thải


[Tiếng Anh chuyên ngành] - Các cảm biến trên Ô tô hiện đại

Add Comment

Như tiêu đề, sau đây VietAutomobile xin chia sẻ 33 cảm biến thông dụng trên Ô tô hiện đại:

Hình ảnh hãng xe đến từ nước Đức
Hình ảnh ô tô của thương hiệu xe của Đức - BMW (Bayerische Motoren Werke)
  1. Mass Air Flow Sensor (MAF) : Cảm biến lưu lượng khí nạp.
  2. Manifold Absolute Pressuare Sensor (MAP) : Cảm biến áp suất tuyệt đối đường ống nạp.
  3. Air Cleaner Temperature Sensor : Cảm biến nhiệt độ khí nạp (gắn phía sau dàn hút).
  4. Barometric Pressuare Sensor: Cảm biến áp suất chân không đường ống nạp.
  5. Ambient Air Temperature Sensor : Cảm biến nhiệt độ bên ngoài môi trường.
  6. Throttle Possition Sensor : Cảm biến vị trí bướm ga.
  7. Oxygen Sensor : Cảm biến Oxy.
  8. Detonation Knock Sensor : Cảm biến kích nổ.
  9. Camshaft Possition Sensor : Cảm biến vị trí trục cam.
  10. CrankShaft Possition Sensor : Cảm biến trục khuỷu.
  11. EGR Valve Possition Sensor: Cảm biến van luân hồi khí xả.
  12. EGR Pressuare Feedback Sensor : Cảm biến đo áp suất khí xả.
  13. Air Temperature Sensor : Cảm biến nhiệt độ khí nạp (gắn trước dàn hút).
  14. Coolant Temperature Sensor : Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.
  15. Coolant Level Sensor : Cảm biến đo mức nước làm mát.
  16. Acceleration Sensor : Cảm biến gia tốc.
  17. Turbo Boost Sensor : Cảm biến áp suất tăng áp.
  18. Methanol Fuel Sensor : Cảm biến đó Metanol trong nhiên liệu.
  19. Break Fluid Level Sensor : Cảm biến đo mức dầu phanh.
  20. Oil Temperature Sensor : Cảm biến nhiệt độ dầu.
  21. Washer Fluid Level  Sensor : Cảm biến đo mức nước bình rửa kính.
  22. Vehicle Height Sensor : Cảm biến chiều cao xe.
  23. Vehicle Speed Sensor  : Cảm biến tốc độ xe.
  24. ABS Wheel Level Sensor : Cảm biến tốc độ bánh xe.
  25. Rear Wheel Level Sensor : Cảm biến vị tí bánh sau.
  26. Steering Angle Sensor : Cảm biến góc lái.
  27. Tail Light Outage Sensor : Cảm biến tạo nháy đèn.
  28. Heater Core Temperature Sensor : Cảm biến dây nhiệt.
  29. Trasmission Output Speed Sensor : Cảm biến tốc độ đầu ra của hộp số.
  30. Transmission Input Speed Sensor : Cảm biến tốc độ đầu vào hộp số.
  31. Trasmission Shift Possition Sensor : Cảm biến nhiệt độ hộp số.
  32. Transmission Possition Sensor : Cảm biến vị trí tay số.
  33. Accelerator Pedal Possition Sensor : Cảm biến vị trí bàn đạp ga.
Ngoài ra còn 1 số cảm biến liên quan đến chuyên môn, chúng tôi sẽ chia sẻ ở 1 bài viết khác.


Mọi ý kiến đóng góp và bình luận vui lòng comment bên dưới.Xin chân thành cảm ơn !

Nguồn : Tham khảo OBD Việt Nam