Đối với khí hậu, các chất độc hại phả hủy dần dần tầng Ozon (được coi như tấm áo che chắn giảm thiểu tác hại của tia cực tím và tia vũ trụ với trái đất). Ngoài ra, một số chất độc hại gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi nhanh chóng khí hậu trái đất.
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì ?
Tầng khí quyển dày khoảng 16km, trên đó cho đến khoảng 50km là tầng bình lưu. Trong tầng bình lưu, có các chất khí điển hình như CO2,
CH4, N2O, O3, CFC11, CFC12,... (CFC11, CFC12 là những hợp chất của clo, flo và hydrocacbon dùng làm dung môi máy lạnh). Những chất khí kể trên cho tia mặt trời (sóng ngắn) đi qua và chiếu xuống bề mặt trái đất. Tại đây, một phần năng lượng biến thành nhiệt và phản xạ lên tầng bình lưu ở dạng tia nhiệt (sóng dài). Khi gặp các chất khí nêu trên, tia nhiệt bị hấp thụ và phản xạ lại. Hiện tượng trên gọi là hiệu ứng nhà kính.
Do hoạt động công nghiệp của con người ngày càng gia tăng nên tốc độ tích tụ các khí nhà kính trong tầng bình lưu ngày một lớn hơn tốc độ phân hủy tự nhiên của chúng. Hậu quả là khí hậu trái đất ngày càng biến đổi nhanh chóng, cụ thể là nhiệt độ trung bình tăng lên 0,7 độ C trong vòng 100 năm qua. Theo dự đoán, nhiệt độ trung bình sẽ tăng 1,5 đến 4 độ C trong vòng 50 năm tới với tốc độ tiêu thụ năng lượng (đồng nghĩa với tốc độ phát thải CO2 vào tầng bình lưu ) như hiện nay.
Để giảm thiểu phát thải CO2 có thể áp dụng (trong lĩnh vực động cơ đốt trong) các biện pháp sau:
- Gia tăng số lượng cây xanh, thực hiện chu trình năng lượng tái sinh: cây hấp thụ CO2 và quang hợp => sản xuất dầu thực vật => đốt cháy trong động cơ sinh công => thải ra CO2=> cây hấp thụ CO2 và quang hợp.
- Sử dụng động cơ có hiệu suất cao, tiêu thụ ít nhiên liệu .
- Thay thế nhiên liệu có nguồn gốc dầu mỏ như xăng, dầu bằng nhiên liệu có nguồn gốc thực vật, methanol, ethanol (xăng E5 chứa 5% etanol và 95% xăng Ron 92 không chì ).
EmoticonEmoticon