Các chất độc hại trong khí thải ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể ?

       Quá trình cháy (oxy hóa nhiên liệu) trong động cơ đốt trong giải phóng nhiệt năng, diễn ra theo cơ chế hết sức phức tạp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những sản phẩm cuối cùng của quá trình cháy và ảnh hưởng của các chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người (có thể gây ung thư).

khí thải động cơ đốt trong

  • Sản phẩm cháy gồm những thành phần chủ yếu:

      CO, H20, H2, CO, O2 dư, -CHO (andehyt), HC (hydrocacbon- có trong nhiên liệu, dầu bôi trơn chưa cháy hết), NOX, P-M (particulate matter- các chất thải dạng hạt), các hợp chất chứa chì (đối với các động cơ dùng xăng pha chì), các hợp chất chứa lưu huỳnh (chủ yếu với động cơ Diesel).

  • Các chất độc hại ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người: 

- CO : là sản phẩm của quá trình cháy thiếu oxy, không màu, không mùi, là chất rất độc, khi kết hợp với sắt có trong sắc tố máu làm giảm khả năng cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể, chỉ 1 hàm lượng nhỏ có thể gây tử vong. (tương tự như khi ủ than ở trong nhà đóng cửa kín).
- HC : có rất nhiều loại, có những thành phần không gây hại như parafin, naphtalin. Trái lại, các Hydrocacbon thơm rất độc (có nhân benzen có thể gây ung thư).Khi đưa ra tiêu chuẩn về môi trường, người ta chỉ đưa ra thành phần hydrocacbon tổng cộng trong khí thải (TH - Total Hydrocacbon). HC tồn tại trong khí quyển gây sương mù, gây hại cho mắt và niêm mạc đường hô hấp
NOx: sản phẩm oxy hóa Nitơ có trong không khí ở điều kiện nhiệt độ cao. Chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau (do nitơ có nhiều hóa trị), trong khí thải tồn tại chủ yếu ở 2 dạng là NO2, NO (thành phần chủ yếu) gây hại cho các hoạt động của phổi, gây tổn thương niêm mạc.  
Andehyt : có mùi gắt, gây tê, 1 số loại andehyt có thể gây ung thư.
Chì : rất độc đối với tế bào sống, làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng hấp thụ oxy trong máu, gây ung thư.
SO: mùi gắt, gây tác hại đối với niêm mạc.
- P-M : như các chất phụ gia dầu bôi trơn, các hạt và vẩy tróc do mài mòn,...gây tác hại với đường hô hấp, gây sương mù, ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt.
CO: không độc với cơ thể con người nhưng nồng độ quá lớn sẽ gây ngạt. Ngoài ra, đây còn là thủ phạm chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »

EmoticonEmoticon

:)
:(
=(
^_^
:D
=D
=)D
|o|
@@,
;)
:-bd
:-d
:p
:ng